Bài đăng

Tiếp cận táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hình ảnh
Táo bón là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi đang chuyển sang chế độ ăn dặm, khi bắt đầu sử dụng toilet hoặc khi trẻ đi học. Việc chú ý quan sát thói quen đại tiện của trẻ là cần thiết, nếu táo bón lặp lại nhiều lần hoặc kéo dài  nên can thiệp sớm để tránh một số biến chứng như nứt kẽ hậu môn, tích phân trong trực tràng, táo bón mạn tính, ỉa đùn. Phụ huynh lo lắng về việc con mình bị táo bón có thể tiếp cận theo hướng sau: Bước 1: Kiểm tra các dấu hiệu cảnh báo gợi ý có nguyên nhân thực thể gây táo bón Dấu hiệu cấp tính Phân su ra chậm (trên 48 giờ sau sinh) Bụng chướng nặng Sốt, nôn, ỉa chảy Chảy máu hậu môn Dấu hiệu mạn tính Táo bón xuất hiện ngay sau sinh hoặc những ngày đầu thời kỳ sơ sinh (sơ sinh = 0 - 28 ngày). Phân hẹp (như dải ruy băng) Có bất thường bàng quang (biểu hiện bằng đái không tự chủ) Giảm cân hoặc tăng cân chậm Chậm tăng trưởng (chiều cao ở mức độ bách phân vị thấp trên bảng theo dõi của CHC hoặc WHO) Có triệu chứng ngoài ruột (đặc biệt là triệu chứng suy

U.S. Preventive Services Task Force là gì

Hình ảnh
U.S. Preventive Services Task Force (USPSTF)  là một hội đồng độc lập gồm các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cơ bản và dựa trên bằng chứng. Nhiệm vụ của USPSTF là cải thiện sức khỏe của người dân trên toàn quốc bằng cách đưa ra các khuyến nghị dựa trên bằng chứng về các dịch vụ phòng ngừa lâm sàng. Dưới đây là một số điểm quan trọng về USPSTF: Mục đích và Nhiệm vụ: USPSTF nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng bằng cách đánh giá bằng chứng khoa học và đưa ra khuyến nghị về các dịch vụ phòng ngừa lâm sàng. Nhiệm vụ của họ là đưa ra khuyến nghị về các dịch vụ kiểm tra, tư vấn và thuốc phòng ngừa dựa trên bằng chứng. Khuyến nghị: USPSTF đưa ra khuyến nghị về nhiều chủ đề, bao gồm kiểm tra, tiêm chủng và can thiệp phòng ngừa. Các khuyến nghị được xếp hạng dựa trên sức mạnh của bằng chứng: A: Khuyến nghị mạnh mẽ. B: Khuyến nghị. C: Không có khuyến nghị cụ thể. D: Khuyến nghị không nên thực hiện. I: Không đủ bằng chứng để đưa ra khuyến nghị. Các khái niệm khác: USPSTF cũng xác định m

Suy tim sung huyết - Bản dịch tiếng Việt từ StatPearls

Hình ảnh
Giới thiệu Suy tim sung huyết (Congestive heart failure - CHF), theo định nghĩa của Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ (ACC) và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), là "một hội chứng lâm sàng phức tạp do bất kỳ sự suy giảm cấu trúc hoặc chức năng nào của quá trình đổ đầy hoặc tống máu tâm thất." Bệnh tim thiếu máu cục bộ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra CHF. CHF là một rối loạn phổ biến trên toàn thế giới với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao.Với tỷ lệ mắc bệnh ước tính khoảng 26 triệu người trên toàn thế giới, CHF góp phần làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm các hoạt động chức năng, ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng cuộc sống. Cần phải chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả để ngăn ngừa tái nhập viện, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, đồng thời nâng cao kết quả điều trị cho bệnh nhân. [1] MỤC LỤC Giới thiệu Các giai đoạn suy tim của ACC/AHA Phân độ chức năng của Hiệp hội Tim mạch New York Nguyên nhân Dịch tễ học Sinh lý bệnh Dấu hiệu